Danh lam thắng cảnh Danh sách các tỉnh thành thuộc Nam Bộ

  • Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành phố. Khởi công xây dựng từ năm 1912 và khánh thành năm 1914. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 cho chỉnh trang, sửa chữa lớn. Hiện nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh trong chợ. Hình ảnh chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Khu mua bán sầm uất nhất thành phố, với rất đông người gốc Hoa sinh sống.
  • Địa đạo Củ Chi: Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc. Địa đạo này là một kỳ quan rộng lớn và dài 250km. Đường hầm sâu dưới đất từ 3–8m. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, tầng 2 cách mặt đất 5m, tầng 3 cách mặt đất 8–10m.
  • Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn. Bao gồm sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các công trình như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...
  • Khu sinh thái Bình Châu – Hồ Cốc: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150km. Bình Châu cùng với rừng ngập mặn Vàm Sát đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là hai trong 65 "Khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới".
  • Toà Thánh Tây Ninh: Được xây dựng vào năm 1935, thuộc địa bàn phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Có diện tích 12km2. Được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới[cần dẫn nguồn]. Là nơi đặt trung ương giáo hội của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
  • Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước: Nằm giữa sông Tiền, gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Đồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, khu vực này có nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...
  • Làng Hoa Sa Đéc: Làng hoa Sa Đéc có vị trí nằm bên bờ sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp, khởi nguyên ban đầu là một Làng hoa Tân Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi.
  • Chùa Kiến An Cung: hay còn gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, có niên đại trên trăm năm tuổi, là một công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa và là một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan. Công trình này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.
  • Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, là một chợ trên sông nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản.
  • Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có diện tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.
  • Chùa Tây An: Thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An chỉ đạo xây dựng. Ngôi chùa có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, vẻ đẹp lộng lẫy.
  • Hà Tiên: Là một thành phố biên giới, tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên được hình thành cách đây gần 300 năm có tên tuổi gắn liền với dòng họ Mạc. Là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ.
  • Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km. Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.
  • Đảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất 25km. Ngoài đồi núi, đảo còn có đồng bằng, rừng tự nhiên.